Máy ảnh đang trở thành thiết bị số phổ thông nhờ mức giá ngày càng rẻ và đa chủng loại. Tuy nhiên, cũng vì có hàng loạt sự lựa chọn khác nhau, người mua thường khá bối rối khi chọn mua máy ảnh và không biết cách kiểm tra hàng còn tốt hay không.
Nội dung chính
1. Bộ cảm biến
Cảm biến (sensor) là một thành phần khá quan trọng của máy ảnh hay nói cách khác cảm biến được coi là trái tim của cả thiết bị.
Về cơ bản, kích cỡ cảm biến càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao. Độ phân giải có thể là 5 MP hoặc 7 MP không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng ảnh, mà chỉ thể hiện ở khả năng độ phóng đại ảnh của thiết bị. Một số máy ảnh cao cấp hiện nay có bộ cảm biến lên đến 12 “chấm” (MP).
Trước đây, khi công nghệ kỹ thuật vẫn còn kém xa những thành tựu như ngày nay, ý tưởng thiết kế camera số chưa xuất hiện, người ta sử dụng các phim nhạy sáng để chế tạo camera chụp hình. Sau khi được phơi sáng, loại phim này sẽ cho ra hình ảnh.
Tuy nhiên, trở ngại của kỹ thuật cũ là người dùng sẽ phải tốn rất nhiều phim để chụp một vài bức ảnh, trong khi không thể sử dụng lại được.
Hiện nay, phim nhạy sáng hoàn toàn thất thế trước kĩ thuật chụp ảnh mới dựa vào cảm biến. Về mặt bản chất, loại cảm biến này cũng không khác gì phim nhạy sáng trước đây, nhưng kĩ thuật mới giúp người chụp ảnh có thể sử dụng lại được loại kiểu phim nhạy sáng hiện đại.
Do đó, khi mua máy ảnh kĩ thuật số, bạn hãy tìm hiểu thông tin về cảm biến mà các nhà sản xuất sử dụng, về chủng loại và chất lượng.
2. Zoom quang và zoom số.
- + Về mặt kĩ thuật, zoom quang là loại ống kính phóng đại mà máy ảnh thật sự có. Đây là bộ phận của thấu kính camera, không phải là thành phần thuộc thân máy. Với zoom quang, bộ phận chuyển động trong thấu kính sẽ giúp người dùng phóng to thu nhỏ ảnh. Nhờ đó, chất lượng ảnh được giữ nguyên mà không bị vỡ.
- + Bên cạnh đó, là một thành phần của máy ảnh nhưng zoom số không liên quan tới thấu kính. Những gì mà zoom số thực hiện là tăng độ phân giải của ảnh bằng phần mềm. Do đó, về bản chất không phóng đại ảnh mà chỉ làm cho người chụp cảm thấy gần đối tượng hơn mà thôi. Chất lượng của bức ảnh không được sắc nét như khi sử dụng zoom quang.
Khi mua máy ảnh, luôn phải kiểm tra xem mức zoom quang mà thiết bị hỗ trợ và không cần chú tâm vào zoom số. Tất nhiên, giá của máy ảnh có zoom quang sẽ đắt hơn nhiều.
3. Độ phân giải
Thực tế là bạn không nên…tự hào về độ phân giải của máy ảnh. Đáng tiếc là chỉ số này đang khiến nhiều người hiểu nhầm thành chất lượng ảnh của máy. Trên thực tế, chất lượng của ảnh phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố khác.
Mức độ phân phải cao không có nghĩa camera này tốt hơn camera kia. Nếu bạn có một chiếc EOS SLR có 8 MP, chắc chắn nó có khả năng chụp những bức ảnh tuyệt vời hơn nhiều so với một chiếc máy ảnh du lịch 12 MP. Lí do là bộ cảm biến của máy SLR làm nên giá trị của bức ảnh, thay vì độ phân giải.
Độ phân giải chỉ có ý nghĩa khi bạn tính tới chuyện in bức ảnh. Lí do là chúng sẽ quyết định tới kích cỡ ảnh sẽ in. Do đó, với người dùng thông thường, chỉ cần 4 MP là đủ.
4. Chất lượng thiết kế
Thông số quan trọng kế tiếp bạn phải kiểm tra khi mua máy ảnh số là chất lượng thiết kế. Có hàng tá mẫu sản phẩm cùng chủng loại có thể khiến người mua bối rối. Nhìn chung, nên chọn loại nào nhỏ gọn và của các hãng nổi tiếng để có thể an tâm hơn với khâu hậu mãi và bảo hành nếu cần. Lựa chọn cuối cùng còn thuộc về gu thẩm mĩ của người mua.
5. Phụ kiện
Đừng quên tới các phụ kiện kèm theo chiếc máy ảnh như: thẻ nhớ, bộ kit lau chùi, túi xách, chân…Có khi, chúng được bán kèm với hộp sản phẩm với tư cách là phụ kiện khuyến mãi. Do đó, lưu ý khi mua máy thì tốt nhất nên hỏi kĩ nhân viên bán hàng các phụ kiện kèm theo thường sẽ được miễn phí.