Home > Tin Tức > Chế độ chụp ảnh hiệu quả và tối ưu nhất cho máy ảnh.

Chế độ chụp ảnh hiệu quả và tối ưu nhất cho máy ảnh.

Trong máy ảnh DSRL, hầu hết các máy ảnh đều có rất nhiều chế độ chụp hình khác nhau. Tùy vào từng dòng máy và hiệu máy, ngoại trừ các chế độ chụp tự động theo bối cảnh (Scene) như là chụp chân dung, chụp thể thao, chụp phong cảnh… các chế độ còn lại dù tên gọi khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động gần giống như nhau.

Đó là chế độ chụp tự động ưu tiên khẩu độ (ký hiệu Av hay A), chế độ ưu tiên tốc độ màn trập (ký hiệu Tv hay S) và chế độ chụp tự động theo chương trình lập trước (ký hiệu là P), chế độ tự điều chỉnh (ký hiệu là M) và một vài chế độ khác.

Nếu bạn có cơ hội nói chuyện với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy rằng phần lớn trong số họ sử dụng các chế độ cho phép họ kiểm soát tốt nhất chất lượng hình ảnh. Đối với những ai đã làm việc với máy ảnh đều xem các chế độ này là xương sống của nhiếp ảnh. Chúng cho phép bạn kiểm soát hai trong số những yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh đó là: Khẩu độ và tốc độ màn trập.

Hầu hết người mua máy ảnh DSRL lần đầu đều thích dùng chế độ tự điều chỉnh M (Manual) bởi nhiều lý do, nhưng phần lớn muốn mình tự do điều chỉnh. Số còn lại, do được hướng dẫn hoặc tự học, chuyển sang chế độ chụp ưu tiên khẩu độ (Av hoặc A) hay ưu tiên tốc độ màn trập (Tv hay S). Một điều trùng hợp là gần như không có ai dùng máy ảnh DSRL, thích chụp chế độ hoàn toàn tự động (Auto) và đó là lý do chế độ chụp tự động theo chương trình (P) rất ít người sử dụng, vì nó gần giống như chế độ hoàn toàn tự động. Câu hỏi muôn thuở là chế độ chụp nào là tối ưu nhất để chụp ảnh ? Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng Macstores bàn đến bốn chế độ Tv(S), Av(A), P và M

Trước khi trực tiếp trả lời câu hỏi này, thử tìm hiểu mối quan hệ của tốc độ và khẩu độ thông qua bảng giá trị phơi sáng EV (Exposure Value). Giá trị phơi sáng được tính bằng công thức sau : Ev = Av + Tv

Đọc thêm  Cách Tải Zoom Về Máy Tính Cho Học Sinh, Giáo Viên Từ A-Z

Trong đó Ev là trị số lộ sáng, Av là số thứ tự khẩu độ trong bảng và Tv số thứ tự tốc độ màn trập trong bảng. Để giải thích về công thức này bạn hãy nhìn vào bảng giá trị lộ sáng bên dưới đây. Trục dọc biểu thị số thứ tự của tốc độ màn trập từ 1 đến 10, tương ứng từng giá trị là tốc độ màn trập. Trục ngang biểu thị số thứ tự khẩu độ từ 1 đến 10, tương ứng từng giá trị là khẩu độ. Con số nằm bên trong chính là trị số lộ sáng. Bạn thấy trị số lộ sáng bằng Av cộng Tv. Nó có ý nghĩa như thế nào, một bức hình có cùng mức lộ sáng có thể chụp bằng nhiều tổ hợp khẩu độ vào tốc độ màn trập khác nhau.

Xem ví dụ sau. Để tấm hình có độ phơi sáng là 8 (Ev=8), giả sử ISO cố định. Chúng ta có thể chụp với các giá trị sau: Tốc độ 1/60 giây và khẩu độ là f/2.0 hoặc tốc độ 1/30 giây và khẩu độ là f/2.8, hay tốc độ 1/8 giây và khẩu độ f/5.6…

+ Vì thế nếu ta cố định tốc độ là 1/4giây, thì chỉ có thể tìm duy nhất một giá trị khẩu độ tương ứng là f/8.0. Đây chính là cách chế độ chụp ưu tiên thời gian màn trập (Tv hay S) làm việc. Bạn cho tốc độ màn trập và máy ảnh sẽ chọn ra giá trị khẩu độ tương ứng

+ Tương tự nếu bạn cố định khẩu độ là f/11, thì cũng có duy nhất một giá trị tốc độ màn trập tương ứng là ½ giây.  Đây là cách chế độ chụp ưu tiên khẩu độ (Av hay A) làm việc . Bạn cho khẩu độ và máy ảnh sẽ chọn ra giá trị tốc độ màn trập tương ứng

+ Nếu bạn muốn tự mình quyết định tất cả hai giá trị khẩu độ lẫn tốc độ màn trập, thì máy ảnh sẽ tính giá trị phơi sáng, thể hiện thông qua thước đo sáng bên trong khung ngắm. Đây chính là cách chế độ chụp tự điều khiển (M) làm việc .

Đọc thêm  Hướng dẫn cách Format USB trên MacBook đơn giản nhất

+ Còn nếu bạn muốn thoái thác trách nhiệm giao cho máy ảnh quyết định tất cả. Thì máy sẽ chọn ra khẩu độ và tốc độ màn trập tương ứng với môi trường thực tế. Đây chính là cách chế độ chụp hoàn toàn tự động (Auto) làm việc. Để làm được điều này máy ảnh tiến hành đo sáng và tìm ra giá trị phơi sáng thích hợp. Tương ứng với giá trị phơi sáng này, máy ảnh sẽ chọn tiếp khẩu độ nhỏ nhất có thể của ống kính ví dụ là f/2.8 (Độ mở ống kính lớn nhất) sau đó tính ra tốc độ màn trập thông qua bảng EV này. Tại sao máy ảnh lại chọn khẩu độ nhỏ nhất mà không chọn một khẩu độ nào khác? Đó là vì khẩu độ nhỏ nhất của ống kính (nghĩa là độ mở ống kính lớn nhất) sẽ làm cho máy ảnh dễ dàng lấy nét hình ảnh nhanh nhất. Vậy tôi không muốn máy ảnh chọn khẩu độ nhỏ nhất thì sao?

+ Chế độ chụp theo chương trình lập sẵn (P) ra đời để giải quyết vấn đề trên. Nó hoạt động giống chế độ hoàn toàn tự động (Auto), nhưng cho phép thay đổi khẩu độ và tốc độ tương ứng sẽ thay đổi theo hoàn để bảo đảm giá trị phơi sáng như nhau. Ví dụ máy ảnh đo được giá trị phơi sáng là Ev=10. Giả sử độ mở tối đa của ống kính là f/2.8, ta có các lựa chọn sau (1/125giây, f/2.8), (1/60giây, f/4), (1/125giây, f/1.4), (1/30 giây, f/5.6), (1/15giây, f/8),….để thay đổi các giá trị này bạn xoay vòng điều khiển chính trên máy ảnh sau khi máy đo sáng thành công.

Trở lại câu hỏi ở trên, nếu bạn chọn chế độ chụp ưu tiên khẩu độ hay tốc độ màn trập, bạn phải cung cấp hai giá trị này cho máy ảnh. Nghĩa là bạn phải kiểm soát được một trong hai giá trị trên, câu hỏi đặt ra là làm sao tôi biết giá trị nào thích hợp để đưa vào ? Bạn cần có nhiều kinh nghiệm và tùy tình huống để biết giá trị nào là phù hợp. Nếu bạn cho giá trị không thích hợp thì máy ảnh sẽ không thể chụp theo đúng cách. Ví dụ bạn chọn chế độ chụp ưu tiên tốc độ màn trập, bạn cho vào giá trị 1/125giây, máy ảnh đo được giá trị phơi sáng ví dụ là Ev=7, nghĩa là khẩu độ tương ứng về mặt lý thuyết sẽ là f/1.0, tuy nhiên khẩu độ nhỏ nhất ống kính của bạn chỉ là f/2.8, vì thế khi máy ảnh chỉ có thể đưa ra khẩu độ tương ứng là f/2.8. Cho nên kết quả cuối cùng bức ảnh của bạn sẽ tối hơn bình thường.

Đọc thêm  Tất tần tật về Macbook Air 2020

Chế độ tự điều chỉnh M

Là chế độ dành cho những người có rất nhiều kinh nghiệm và kiểm soát tốt hai đại lượng khẩu độ và tốc độ màn trập. Chế độ M chỉ nên dùng khi tất cả các chế độ trên không thể chụp theo đúng ý đồ của bạn hay không thể thực hiện một cách hoàn hảo.

Chế độ chụp theo chương trình lập sẵn P

Trong khi chế độ chụp theo chương trình lập sẵn (P) cho phép bạn có nhiều chọn lựa để chụp nhất mà vẫn bảo đảm đúng độ phơi sáng của bức ảnh. Việc cho phép thay đổi khẩu độ, tạo điều kiện kiểm soát độ sâu trường ảnh. Chế độ này luôn cho bạn một kết quả đo sáng thích hợp. Đó chính là ưu điểm lớn nhất của chế độ này. Chế độ P rất thích hợp khi

  • + Khi chụp trong một môi trường bình thường cần điều chỉnh nhanh
  • + Khi bạn muốn kiểm soát nhiều hơn độ nhạy ISO
  • + Khi bạn muốn thay đổi tốc độ màn trập hay độ mở ống kính để đạt được một kết quả cụ thể

Khó có thể nói chế độ nào tối ưu tuyệt đối. Tùy vào điều kiện và kinh nghiệm người dùng, mỗi chế độ luôn có một ưu và khuyết điểm. Nhưng trong điều kiện bình thường chế độ P tỏ ra một chút ưu thế, cho phép thao tác nhanh và cho nhiều trợ giúp người dùng để có thể kiểm soát những yếu tố khác .