Home > Cẩm nang công nghệ > DRAM là gì? Khác gì với SRAM? Tìm hiểu chi tiết bộ nhớ DRAM

DRAM là gì? Khác gì với SRAM? Tìm hiểu chi tiết bộ nhớ DRAM

dram-la-gi-khac-gi-voi-sram-1

Với nhiều người dùng máy tính, laptop sẽ khá quen thuộc với thuật ngữ RAM. Thế nhưng DRAM là gì thì không phải ai cũng biết đến. DRAM hay còn được gọi là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động trên máy tính. Tuy ít được nhắc đến nhưng nó là một trong những loại bộ nhớ được sử dụng phổ biến ở trong các máy tính hiện đại. Vậy thì DRAM có gì khác với SRAM? Cùng Macstore khám phá chi tiết về bộ nhớ này trên máy tính bạn nhé!

1. Tìm hiểu về bộ nhớ DRAM trên máy tính

1.1. DRAM là gì?

Chúng ta thường biết đến RAM là bộ nhớ dữ liệu tạm thời trên máy vi tính, laptop, … Đây là một bộ phận quan trọng giúp lưu trữ thông tin cho máy và DRAM cũng là một loại RAM.

 

DRAM với tên gọi đầy đủ là Dynamic Random Access Memory. Hay còn được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động hoặc RAM động. DRAM được sử dụng nhiều trong các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh cùng nhiều thiết bị điện tử khác. DRAM đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, truy xuất dữ liệu tạm thời, cũng như giúp tăng tốc độ xử lý của hệ thống.

1.2. Nguyên lý hoạt động của DRAM như thế nào?

DRAM sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc lưu trữ dữ liệu trong các tụ điện nhỏ riêng biệt. Các loại DRAM phổ biến hiện tại bao gồm SDRAM, DDR, DDR2, DDR3, DDR4 và DDR5. Mỗi loại DRAM sẽ có những đặc điểm và hiệu suất khác nhau; nhằm phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của người dùng. DRAM khác với các loại RAM ở chỗ là DRAM cần được làm mới liên tục để duy trì dữ liệu của hệ thống.

Đọc thêm  7 Phần mềm Quản lý Nhân sự hiệu quả và tốt nhất 2020

1.3. Lịch sử phát triển của DRAM

DRAM được phát minh vào năm 1966 bởi Robert Dennard tại Mỹ. Sau đó sản phẩm được cấp bằng sáng chế vào năm 1968. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển liên tục,  năm 1969, Honeywell đã yêu cầu hãng Intel chế tạo ra một DRAM dùng một cell 3 transistor của họ, tuy nhiên sản phẩm đó đã gặp nhiều lỗi. Khi đó, hãng Intel đã bí mật tiến hành cải tiến nó và cho ra đời DRAM thương mại đầu tiên có cell 1 transistor là Intel 1103 (1024×1) vào năm 1970.

2. DRAM có ưu nhược điểm gì?

Là 1 linh kiện quan trọng của máy tính, laptop. DRAM cũng có những ưu điểm và nhược điểm như:

Ưu điểm

  • Có ung lượng lớn, chứa được nhiều dữ liệu hơn trên mỗi GB.
  • Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh chóng.
  • Giá thành sản phẩm thấp hơn so với các loại bộ nhớ khác.

Nhược điểm

  • DRAM cần được làm mới liên tục để duy trì dữ liệu.
  • Tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
  • Tạo ra nhiều nhiệt lượng hơn do dùng nhiều năng lượng.

3. Ứng dụng của DRAM là gì?

Tương tự như các loại RAM phổ biến khác thì DRAM cũng có chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời. Nó giúp cho người dùng có thể thực hiện các tác vụ một cách nhanh chóng và mượt mà.

 

DRAM được sử dụng rộng rãi trong máy tính, laptop, smart phone (điện thoại thông minh) và các thiết bị điện tử khác. Trong máy tính, DRAM sẽ giúp tăng tốc độ xử lý của CPU bằng cách lưu trữ dữ liệu tạm thời. Còn trong các thiết bị di động thì DRAM đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý đa nhiệm cùng các ứng dụng nặng như chơi game đồ hoạ và chỉnh sửa video.

 

Lưu ý ở đây là những dữ liệu mà DRAM lưu trữ chỉ là tạm thời. Đồng nghĩa là chúng sẽ mất đi khi bạn tắt máy hoặc máy đột ngột bị mất điện dẫn đến tắt nguồn. Đó cũng là lý do vì sao mà DRAM thường được gọi là “bộ nhớ dễ bay hơi”.

Đọc thêm  iPad Pro OLED: Tại sao Apple lại chọn màn hình OLED? 

4. Các yếu tố kỹ thuật của DRAM là gì?

DRAM có cấu trúc bao gồm nhiều ô nhớ, mỗi ô sẽ chứa 1 tụ điện và 1 transistor. Các yếu tố kỹ thuật quan trọng sẽ gồm thời gian truy xuất (timing), độ trễ (latency) và băng thông (bandwidth). Ngoài ra, DRAM cũng tiêu thụ 1 lượng điện năng đáng kể và cần có hệ thống làm mát để giảm thiểu sự phát sinh nhiệt.

5. Các loại DRAM phổ biến hiện nay

Hiện nay DRAM không chỉ có 1 loại duy nhất mà sản phẩm này đã phát triển gồm nhiều loại khác như:

  • SDRAM: Là 1 phiên bản nâng cấp của DDR, có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn và tiết kiệm điện năng hơn.
  • DDR SDRAM: Là loại DRAM phổ biến nhất hiện nay và có tốc độ truyền dữ liệu gấp đôi so với SDRAM. Bên cạnh đó sẽ có các phiên bản cải tiến hơn gồm DDR2, DDR3, DDR4, DDR5.
  • ECC DRAM: Tìm thấy dữ liệu bị hỏng và sửa chữa chúng do được tích hợp mã sửa lỗi ECC.

 

6. DRAM có gì khác SRAM? So sánh giữa DRAM với SRAM

Vậy thì DRAM có gì khác với SRAM? Cả 2 loại RAM này đều là các loại bộ nhớ bán dẫn được sử dụng trong máy tính và laptop. Một số điểm khác biệt giữa SRAM và DRAM đó là:

 

Tiêu chí so sánh DRAM SRAM
Về tính chất RAM động RAM tĩnh
Về tốc độ truy cập Bộ nhớ ngoài chip có thời gian truy cập lớn nên tốc độ chậm hơn. Bộ nhớ trên chip có thời gian truy cập nhỏ nên tốc độ nhanh hơn.
Tiêu thụ điện năng Tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Tiêu thụ ít điện năng hơn.
Dung lượng Dung lượng lớn hơn. Dung lượng nhỏ hơn.
Chức năng Được sử dụng trong bộ nhớ chính. Được sử dụng trong các ứng dụng cần tốc độ truy cập cao như bộ nhớ cache.
Về thiết kế Rất đơn giản, chỉ cần dùng 1 bóng bán dẫn. Rất phức tạp do sử dụng tới 6 bóng bán dẫn.
Giá thành sản phẩm Rẻ tiền hơn. Đắt tiền hơn.
Mức độ phổ biến Phổ biến hơn. Hiếm hơn.

 

7. Cách chọn mua DRAM chuẩn

Khi lựa chọn mua DRAM cho máy tính của mình. Bạn cần xem xét các yếu tố chính như dung lượng, tốc độ, độ trễ và tính tương thích với các thành phần khác trong hệ thống máy.

Đọc thêm  Hướng dẫn cài đặt thiết lập MacBook mới nhanh chóng

8. Những câu hỏi thường gặp về DRAM

8.1. DRAM có phải là bộ nhớ chính trong máy tính hay không?

Đúng như vậy, DRAM thường được sử dụng làm bộ nhớ chính trong 1 máy tính để lưu trữ dữ liệu tạm thời và cung cấp nhanh chóng cho CPU máy tính.

 

8.2. Tại sao DRAM cần phải được làm mới liên tục?

DRAM sẽ lưu trữ dữ liệu dưới dạng điện tích trong các tụ điện; mà các tụ điện này sẽ mất điện tích theo thời gian, do đó DRAM cần phải làm mới để duy trì dữ liệu.

 

8.3. DDR4 khác gì DDR5?

DDR5 sẽ có băng thông cao hơn và hiệu suất tốt hơn=DDR4. Đồng thời DDR5 tiêu thụ điện năng tiết kiệm hơn DDR4.

 

8.4. Làm cách nào để biết máy tính hỗ trợ loại DRAM nào?

Bạn có thể kiểm tra thông số kỹ thuật của bo mạch chủ máy tính bạn; hoặc sử dụng các phần mềm kiểm tra như CPU-Z để biết loại DRAM mà máy tính của bạn đang hỗ trợ.

 

8.5. Tôi nên chọn DRAM dung lượng bao nhiêu?

Dung lượng DRAM bao nhiêu phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Đối với các tác vụ cơ bản thì chỉ cần RAM 8GB là đủ. Còn các tác vụ nặng hơn như chơi game hay chỉnh sửa video thì cần 16GB hoặc cao hơn.

 

9. Lời Kết

Có thể thấy DRAM là một phần quan trọng trong hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử hiện đại, góp phần tăng tốc độ xử lý và cải thiện hiệu suất hệ thống. Việc hiểu rõ về DRAM và các loại DRAM khác nhau có thể giúp cho bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bộ nhớ DRAM mà MACSTORE chia sẻ đến các bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DRAM để chọn được DRAM phù hợp với mình!