Thường thì câu hỏi này sẽ được đưa ra từ các bà các mẹ và các chị người yêu, những đối tượng mà đối với họ chuột là chuột, laptop là laptop và máy tính là máy tính thôi.
Vậy bài viết này Macstore sẽ “giải ngố” giúp chị em xem rốt cuộc chuột Gaming có gì khác so với chuột thường mà phải phân chia các loại và giá lại gấp nhiều lần như vậy nhé!
Đối với một game thủ chuột giống như vũ khí vậy, sở hữu một con chuột gaming xịn sò là nắm được 50% chiến thắng rồi, còn lại thành bại dựa vào kĩ năng. Chính vì thế chuột gaming thường sẽ có cấu tạo và các chức năng thêm phong phú hơn hẳn so với các dòng chuột văn phòng bình thường.
Nội dung chính
1. Độ nhạy
Độ nhạy của chuột được đo bằng DPI/CPI.
DPI có ý nghĩa gì? DPI thể hiện quãng đường mà con trỏ chuột di chuyển trên màn hình mà các chị em hay kêu chuột nhanh quá hoặc chuột chậm quá, chính là phụ thuộc vào thông số này. DPI càng cao thì chuột càng nhanh và nhạy mượt, điều này rất quan trọng với những ai hay chơi các thể loại game đối kháng, FPS, RP, Chiến thuật…
Để thao tác trong game mượt mà không bị delay ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng thì game thủ nên xài chuột có DPI từ 400 trở lên là ổn. Tuy nhiên đó là đối với các tựa game nhẹ nhàng tình cảm, với những tựa game căng đét như COD, PUBG, Fortnite, Tomb Raider, World War Z (hiện đang được free trên steam anh em nhanh tay mua ngay)… thì nên lựa chọn chuột có DPI từ 4000 trở lên mới mượt được.
Đối với những dòng chuột văn phòng bình thường thì DPI chỉ rơi vào trên dưới 400, 400 cũng không nhiều mẫu chuột đạt được, nhìn chung chỉ đáp ứng được nhu cầu bình thường như lướt web, thao tác dữ liệu cơ bản… vì tốc độ chậm, hay delay.
2. Khả năng ghi lại hình ảnh từ bộ cảm biến
Khả năng ghi hình ảnh từ bộ cảm biến của chuột bàn phím được đi bằng FPS.
FPS là gì? FPS là số lượng ảnh mà bộ cảm biến ghi được trong 1s. FPS càng cao thì hình ảnh càng mượt mà, di chuyển càng nhanh nhạy, không có delay, giúp cho trải nghiệm cực thỏa mãn và không gây ức chế khi chuẩn bị ulti mà delay mất mạng.
Chuột bình thường thì chỉ số FPS sẽ thấp đến thảm, điều này dẫn đến việc với những thao tác quá nhanh chuột sẽ bị delay tại chỗ, phải mất một khoảng thời gian nhất định để chuột thực hiện được lệnh di chuyển. Chơi game mà như vậy thì toang rồi. Chính vì thế không ai dùng chuột văn phòng bình thường để chơi các tựa game phức tạp.
3. Tốc độ nhấc chuột – Lift Distance
Lift Distance là tốc độ tối đa mà người dùng có thể nhấc chuột rời khỏi bàn hoặc pad chuột mà con trỏ trên màn hình vẫn tiếp tục thực hiện lệnh. Yếu tố này vô cùng quan trọng khi bạn combat những trận chiến căng thẳng.
Lift Distance càng cao thì tâm chuột càng lệch nhiều, dẫn đến độ chính xác tâm càng lệch nhiều, điều này thường gặp trên các dòng chuột văn phòng.
4. Khả năng kết nối, truyền lại thông tin về máy tính – Polling Rate
Tiêu chí này được đo lường bằng đơn vị Hz. Thông số này càng lớn thì chuột hoạt động càng nhanh nhạy mượt mà. Chuột thường sẽ có polling rate rơi vào khoảng 200-300Hz, trong khi đó chuột game sẽ lên đến 500Hz, đồng nghĩa với việc mỗi giây chuột gaming có thể trả thông tin về cho máy tính 500 lần.
5. Khả năng di chuyển của chuột – Mouse Feet
Mouse Feet là miếng nhựa mỏng được gắn ở một góc mặt dưới của chuột, giúp chuột di chuyển mượt mà và nhạy hơn. Thường thì mouse feet của của chuột gaming sẽ có số lượng nhiều hơn, chất liệu chất lượng cao hơn để tránh hiện tượng bị đơ, tránh tình trạng mài mòn hiệu quả khi di chuột quá nhiều và nhanh.
6. Giá thành
Điều này thì khỏi phải bàn, chuột gaming dĩ nhiên có mức giá nhỉnh hơn hẳn so với chuột thường.
Với tất cả những điều so sánh bên trên và yêu cầu cao hơn nhiều so với chuột thường, thì mức giá cao hơn nhiều của chuột gaming cũng là dễ hiểu.
7. Cấu tạo – Thiết kế
Về cấu tạo và thiết kế của chuột gaming cũng có điểm khác biệt lớn so với chuột thường, đây có lẽ là điểm khác biệt duy nhất mà chị em có thể thấy được bằng mắt thường mà không cần phải “bổ túc”.
Chuột gaming thường sẽ được chế tạo nút switch trái phải nhạy và âm thanh kêu vang hơn so với chuột thường. Điều này cũng là để phục vụ cho việc trải nghiệm game được thích hơn, thỏa mãn hơn. Ngoài ra, chuột gaming sẽ có bộ nút tắt thường được setup bên sườn phải của chuột, người chơi hoàn toàn có thể cài đặt riêng cho các nút tắt này các chế độ như đổi súng, gắn thiết bị, bật ống ngắm….
Về thiết kế ngoại hình, chuột gaming sẽ có vẻ ngoài trông cá tính và màu mè hơn rất nhiều so với chuột thường. Một số dòng chuột gaming sẽ được trang bị thêm led RGB nhấp nhát rất thích mắt, thậm chí người dùng còn có thể cài đặt chế độ hiển thị đèn cho chuột.
Để tìm được một con chuột gaming ưng ý thì không chỉ xét các thông số trên, tiêu chí về thẩm mỹ cũng và độ ưng ý khi cầm tay cũng rất quan trọng.
Anh em có thể tham khảo các mẫu chuột gaming từ nhà Macstore tại đây nhé.
CHUỘT GAMING GIÁ SỐC