Home > Cẩm nang công nghệ > Tìm hiểu GPU là gì? Nên chọn card GPU rời hay GPU tích hợp?

Tìm hiểu GPU là gì? Nên chọn card GPU rời hay GPU tích hợp?

gpu-la-gi-nen-chon-card-gpu-roi-hay-gpu-tich-hop-1

GPU là gì? Đây là 1 loại card đồ họa có vai trò rất lớn đối với thiết kế đồ họa và là một bộ phận không thể thiếu trên máy tính, laptop hay điện thoại di động với chức năng xử lý đồ họa. Hiện nay GPU gồm hai loại chính: GPU tích hợp và GPU tách rời. Cụ thể thế nào mời bạn tham khảo chi tiết với Macstore qua bài viết này nhé!

1. GPU là gì?

GPU là từ viết tắt của từ Graphics Processing Unit, hay còn gọi là bộ xử lý đồ họa. Đây là một vi mạch được thiết kế nhằm để xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, hình ảnh và video cho thiết bị (máy tính, điện thoại, …) . GPU đóng vai trò cực quan trọng trong việc tạo nên những hình ảnh sắc nét, sống động và chân thực cho các thiết bị điện tử như PC, laptop, điện thoại, máy chơi game, vv.

gpu-la-gi-nen-chon-card-gpu-roi-hay-gpu-tich-hop-2

2. Cấu tạo của GPU gồm những gì?

2.1. Bộ vi xử lý trung tâm

Bộ vi xử lý chính là bộ phận trung tâm của GPU; nó có trách nhiệm thực hiện các phép toán logic cần thiết để xử lý đồ họa. Bên trong GPU sẽ là một mạng lưới các lõi xử lý, thường được gọi là lõi CUDA đối với các dòng GPU NVIDIA hay Stream Processors đối với dòng GPU của AMD.

gpu-la-gi-nen-chon-card-gpu-roi-hay-gpu-tich-hop-3

Những lõi này sẽ có trách nhiệm thực hiện các phép tính song song; giúp cho GPU xử lý hiệu quả một khối lượng dữ liệu khổng lồ trong cùng một lúc. Số lượng lõi càng nhiều thì hiệu năng của của GPU càng mạnh; để cho phép nó thực hiện các phép tính phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

gpu-la-gi-nen-chon-card-gpu-roi-hay-gpu-tich-hop-4

Nói một cách dễ hiểu hơn thì những lõi xử lý này giống như những người làm việc song song vậy. Mỗi lõi sẽ xử lý một phần nhỏ của bài toán, sau đó kết hợp lại với nhau để ra kết quả cuối cùng. Nhờ đó mà GPU có thể giải quyết những vấn đề liên quan đến đồ họa, video và AI nhanh hơn nhiều so với CPU.

Đọc thêm  Hướng dẫn chi tiết cách tạo khung trong Word chuyên nghiệp

2.2. VRAM

GPU cũng có một bộ nhớ riêng biệt được gọi là VRAM. Nó đóng vai trò lưu trữ và hỗ trợ bộ vi xử lý GPU truy cập nhanh dữ liệu cần thiết để hiển thị hình ảnh và thực hiện một số tác vụ tính toán khác. Dung lượng và loại VRAM có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của GPU; đặc biệt là trong các tác vụ liên quan đến texture hình ảnh với độ phân giải cao, hay mô phỏng 3D và xử lý tập dữ liệu lớn.

vram-gpu-1

vram-gpu-2

2.3. Các bộ phận khác nữa

Ngoài 2 bộ phận chính trên thì GPU cũng có các các thành phần khác. Như bộ chuyển đổi tín hiệu số (RAMDAC) và các cổng kết nối giúp hiển thị hình ảnh trên thiết bị. Đây cũng là các bộ phận quan trọng không kém; khi mà chúng quyết định khả năng tích hợp hay mở rộng với các linh kiện khác của máy tính (điện thoại) như Mainboard.

ramdac-gpu

3. Chức năng chính của GPU

3.1. Chơi game và giải trí trên thiết bị

Có thể nói, GPU là thành phần vô cùng quan trọng để chơi game với chức năng cung cấp sức mạnh để tính toán các tác vụ cần thiết nhằm tạo ra hình ảnh chân thực, ánh sáng động và các chi tiết phức tạp. Hơn nữa, các GPU cao cấp còn tích hợp vào công nghệ Ray Tracing; mô phỏng hành vi của ánh sáng theo thời gian thực nhằm mang đến những khung hình có độ chân thực vượt trội.

gpu-la-gi-nen-chon-card-gpu-roi-hay-gpu-tich-hop-5

Game thủ sẽ được hưởng lợi khá nhiều từ khả năng xử lý hình ảnh của GPU, cho phép họp trải nghiệm chơi game với độ trễ và thời gian tải thấp hơn. Mặt khác, GPU cũng được sử dụng trong VR và AR vốn đòi hỏi khả năng hiển thị trong môi trường giả lập cao.

3.2. Thiết kế đồ họa trên máy tính

Thiết kế đồ họa chính là một trong những vai trò chính của GPU. Khả năng xử lý đồ họa 2D và 3D của GPU sẽ giúp cho người dùng tạo hình và render các mô hình phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác. Đối với các thiết kế đòi hỏi độ chi tiết và độ sắc nét cao như hình ảnh 4K thì GPU được coi là bộ phận quan trọng hơn cả trong một chiếc máy tính.

gpu-la-gi-nen-chon-card-gpu-roi-hay-gpu-tich-hop-6

3.3. Khoa học

Các nhà khoa học và nghiên cứu viên sẽ tận dụng GPU để tạo ra các mô phỏng phức tạp trong các lĩnh vực nghiên cứu như vật lý, hóa học và sinh học. Khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn đồng thời sẽ cho phép tiến hành các mô phỏng nhanh hơn; hoặc tiến hành các thử nghiệm phức tạp. Các lĩnh vực khoa học sử dụng GPU có thể kể đến là nghiên cứu về khí hậu, năng lượng, y học và khoa học – vũ trụ.

Đọc thêm  5 cách copy trang web không cho copy trên Chrome/Coc Coc

4. Phân loại GPU

Hiện nay GPU được phân loại thành 2 loại chính gồm:

  • Card đồ họa tích hợp (được gọi là iGPU).
  • Card đồ họa rời (gọi là dGPU).
igpu-1
iGPU
igpu-2
iGPU
dgpu
dGPU

Dưới đây là bảng so sánh 2 loại GPU cụ thể, mời bạn xem qua:

Tiêu chí lựa chọn Card GPU tích hợp (iGPU) Card đồ họa tách rời (dGPU)
Khái niệm Được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ, cụ thể là GPU
  • Là một linh kiện riêng biệt đảm nhiệm các tác vụ xử lý đồ hoạ cho máy tính.
  • Có bộ nhớ RAM riêng (VRAM).
Hiệu năng
  • Thấp hơn dGPU
  • Phù hợp với các tác vụ cơ bản
  • Cao hơn iGPU.
  • Phù hợp với các tác vụ nặng.
Bộ nhớ
  • Chia sẻ bộ nhớ RAM với hệ thống.
  • Dung lượng RAM giới hạn.
  • Có bộ nhớ RAM riêng (VRAM).
  • Dung lượng RAM lớn hơn.
Tản nhiệt Thường sử dụng tản nhiệt chung của CPU Có hệ thống tản nhiệt riêng.
Giá thành Rẻ hơn dGPU Cao hơn iGPU
Kích thước Nhỏ gọn Lớn hơn iGPU
Tiêu thụ điện năng Thấp hơn dGPU Cao hơn iGPU
Khả năng nâng cấp Không thể nâng cấp Có  thể nâng cấp

5. Cách phân biệt giữa GPU và CPU

CPU và GPU đều là những thành phần rất quan trọng của máy tính (điện thoại), tuy nhiên chúng sẽ hoạt động theo những cách khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu của người dùng. CPU (Central Processing Unit) thì hoạt động như trái tim của máy tính; nó chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đa dạng từ khởi chạy hệ điều hành đến xử lý ứng dụng hàng ngày.

gpu-vs-cpu

Còn GPU (Graphics Processing Unit) thì ngược lại, nó tập trung vào xử lý đồ họa và tính toán song song. Với số lượng lõi xử lý lớn thì GPU có khả năng xử lý hàng loạt các phép toán đồ họa cùng một lúc.

 

6. Các hãng sản xuất GPU nổi tiếng trên thị trường hiện nay

6.1. NVIDIA

Là thương hiệu nổi tiếng với dòng card đồ họa GeForce – dòng GPU được đánh giá cao về hiệu năng mạnh mẽ cùng khả năng xử lý đồ họa ấn tượng; cũng hư hỗ trợ tốt cho hầu hết các ứng dụng sáng tạo, chơi game hiện nay. Một số dòng sản phẩm tiêu biểu  của NVIDIA bao gồm GeForce RTX 30 Series, GeForce GTX 16 Series, …

6.2. AMD

Đây chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của NVIDIA với dòng card đồ họa nổi tiếng là Radeon RX. AMD chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm có hiệu năng cao với giá thành hợp lý phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng. Các dòng sản phẩm nổi bật bao gồm Radeon RX 6000 Series, Radeon RX 7000 Series, v.v.

Đọc thêm  Top 6 Ứng dụng hay cho iPhone, iPad miễn phí tốt nhất 2020

6.3. Intel

Intel là gã khổng lồ danh tiếng trong ngành chip máy tính. Đã và đang tạo nên tiếng vang trong thị trường GPU với những dòng sản phẩm đa dạng về hiệu năng và phân khúc giá. Trong đó nổi bật nhất là dòng GPU Intel Iris Xe Graphics mang đến hiệu năng đồ họa mạnh mẽ cho các tác vụ văn phòng, giải trí đa phương tiện lẫn chơi game nhẹ nhàng cho người dùng.

 

Hơn nữa, Intel còn cung cấp cho thị trường các dòng sản phẩm GPU rời cao cấp hơn như Intel Arc Alchemist và mới nhất sẽ là Intel Arc Battlemage; sản phẩm này nhắm đến đối tượng là game thủ và người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp vốn đòi hỏi hiệu năng đồ họa mạnh mẽ.

7. Vậy thì nên chọn GPU rời hay GPU tích hợp?

Cây trả lời là tùy theo từng trường hợp mà bạn chọn GPU tích hợp hay GPU rời. Vì để lựa chọn được GPU thật sự phù hợp, bạn cần cân nhắc nhu cầu sử dụng cũng như ngân sách và cấu hình máy tính của mình. Nếu như bạn cần một GPU mạnh mẽ để chơi game, sáng tạo nội dung, làm đồ họa chuyên nghiệp, … thì  GPU rời sẽ là lựa chọn phù hợp hơn với dòng NVIDIA GeForce RTX 30 Series hoặc GPU AMD Radeon RX 6000 Series.

 

Ngược lại, nếu bạn chỉ sử dụng máy tính cho các tác vụ văn phòng cơ bản mà  không đòi hỏi cao về khả năng đồ họa hay chơi game thì các GPU tích hợp hoàn toàn có thể đáp ứng tốt công việc và giải trí nhẹ nhàng hằng ngày. Hơn nữa, các dòng GPU tích hợp cũng sẽ giúp tiết kiệm năng lượng hơn đáng kể so với các GPU tách rời. Và quan trọng là giá thành cũng rẻ hơn đáng kể.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về card đồ hoạ GPU và gợi ý lựa chọn GPU rời hay tích hợp mà Macstore thân gửi đến bạn. Mong rằng qua nội dung này thì bạn đã có thể đưa ra quyết định nên chọn GPU nào cho phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Hẹn gặp lại bạn ở những nội dung công nghệ được cập nhật liên tục sắp tới nhé!