Home > Cẩm nang công nghệ > Màn hình OLED là gì? So sánh giữa màn hình OLED và màn LCD

Màn hình OLED là gì? So sánh giữa màn hình OLED và màn LCD

man-hinh-oled-la-gi-1

Công nghệ màn hình OLED là gì? Với khả năng hiển thị màu sắc sống động, màn hình OLED đã mang lại trải nghiệm hình ảnh tuyệt vời cho người dùng. Công nghệ này đang trở thành xu hướng công nghệ hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, tivi và máy tính xách tay. Vậy màn hình OLED là gì? và tại sao màn hình này lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng Macstore khám phá ngay trong bài viết này nhé!

1. Màn hình OLED là gì?

Màn hình OLED (Organic Light-Emitting Diode) là công nghệ màn hình sử dụng diot phát quang (LED) được tạo ra bởi các phân tử hữu cơ. Về cơ bản, công nghệ màn hình này sẽ dẫn dòng điện chạy qua các màng thuốc (film) được cấu tạo bởi vật liệu bán dẫn hữu cơ được đặt ở 2 giữa 2 dây dẫn. Sau đó các tấm màng này sẽ phát sáng lên và tạo nên độ sáng của màn hình OLED.

man-hinh-oled-la-gi-2

Do đó mà màn hình OLED này có thể tự phát sáng. Mỗi pixel đều được điều khiển riêng lẻ và phát ra ánh sáng riêng mà không cần đến đèn nền (LED Backlit) như các loại màn hình LCD khác. Đặc điểm này cũng khiến cho các mẫu màn hình OLED trở nên mỏng, nhẹ hơn màn LCD đáng kể.

Đọc thêm  Cách Sửa Lỗi Màn Hình Xanh Trên Win 10 Đơn Giản Nhất

man-hinh-oled-la-gi-3

Công nghệ màn hình này mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời, màu sắc tươi sáng, chuyển động khung hình nhanh cũng như độ tương phản cực kỳ cao. Ngoài ra, màn hình OLED còn có thể được làm trong suốt hoặc trở nên  linh hoạt hơn như gập lại, cuộn thậm chí là kéo giãn đều không ảnh hưởng gì đến hiển thị.

man-hinh-oled-la-gi-4

man-hinh-oled-la-gi-5

2. Cấu tạo của màn hình OLED gồm những gì?

Màn hình OLED được cấu tạo bởi 4 thành phần chính như sau:

2.1. Lớp Substrate (Tấm nền)

Đây là lớp bảo vệ bên ngoài màn hình OLED; nó được chế tạo bằng thủy tinh hoặc nhựa dùng để bảo vệ các lớp khác tránh khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.

2.2. Lớp điện cực Anode (Cực dương)

Lớp điện cực này có thể là trong suốt hoặc không trong suốt tùy thuộc vào loại màn OLED. Nó đóng vai trò lưu trữ các lỗ trống (injects holes) và bơm chúng xuyên qua lớp phát quang.

2.3. Lớp điện cực Cathode (Cực âm)

Lớp điện cực này cũng có thể là trong suốt hoặc không tương tự như Anode. Đây sẽ là cực mang điện tích âm nhằm tích trữ và bơm electron vào các lớp phát quang.

2.4. Lớp phát quang

Lớp phát quang này còn tùy thuộc vào loại màn OLE; Nó sẽ được cấu thành bởi rất nhiều các tấm màng mỏng khác nhau. Tuy nhiên thì sẽ có 3 tấm màng chính bao gồm:

  • Electron Transport Layer – ETL: Lớp vận chuyển electron.
  • Hole Injection Layer – HTL: Lớp vận chuyển điện lỗ trống 
  • Lớp màng hữu cơ.
Đọc thêm  TOP 6 Phần mềm Chụp màn hình máy tính tốt nhất 2020

HTL và ETL sẽ vận chuyển các electron và lỗ trống (injects holes) đi đến lớp màng hữu cơ. Sau khi được định vị trên lớp màng này thì cả 2 loại điện tích sẽ kết hợp với nhau và giải phóng ánh sáng.

cau-tao-man-hinh-oled

3. Ưu và nhược điểm của màn hình OLED

3.1. Ưu điểm

  • Màn OLED có ưu điểm là mỏng và nhẹ hơn các loại màn LCD truyền thống.
  • Độ tương phản cao hơn LCD.
  • Màu sắc tươi sáng, chất lượng hình ảnh tốt hơn, với gam màu rộng hơn các mẫu màn hình khác.
  • Một số loại tấm nền của màn OLED còn được làm bằng nhựa đem lại khả năng linh hoạt, có thể uốn cong dễ dàng.
  • Màn OLED cung cấp góc nhìn rộng lên đến 170 độ.
  • Tiêu thụ ít điện năng hơn so với màn hình LCD do phần lớn năng lượng của LCD dành cho đèn nền (LED backlit).
  • Màn OLED dễ sản xuất hơn và có thể được chế tạo với kích thước lớn hơn so với màn LCD.

man-hinh-oled-la-gi-7

3.2. Nhược điểm

  • Tuổi thọ màn OLED thường ngắn hơn so với LCD.
  • Quy trình sản xuất khá tốn kém.
  • Dễ bị hư hỏng khi hoạt động ở môi trường ẩm ướt.
  • Nhìn lâu mắt sẽ bị lóa và mỏi do cường độ ánh sáng cao hơn màn LCD.

4. So sánh màn hình OLED và LCD

Đặc điểm Màn OLED Màn LCD
Cấu tạo Sử dụng diot phát quang hữu cơ cho phép màn hình tự phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Cần sự hỗ trợ của công nghệ đèn nền LED Backlit.
Độ tương phản Tỷ lệ tương phản vượt trội, màu đen có chiều sâu hơn. Độ tương phản ở mức ổn, luôn phát ra 1 ít ánh sáng ngay cả khi hiển thị màu đen.
Chất lượng hình ảnh Màu sắc sặc sỡ, tươi hơn cả màu thật. Màu sắc giống với vật thể thật.
Độ dày Mỏng Dày
Góc nhìn Màu luôn được giữ nguyên khi nhìn ở các góc hẹp Màu thay đổi khi thay đổi góc nhìn
Lượng điện tiêu thụ Ít Nhiều
Giá thành Cao Thấp
Đọc thêm  So sánh Macbook Air M2 và Macbook Pro M2

Lời Kết

Trên đây là những thông tin về Màn hình OLED là gì; cùng những ưu nhược điểm của loại màn hình này mà MACSTORE thân gửi đến bạn. Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi quyết định có nên mua màn OLED thay vì màn LCD không. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết công nghệ được Macstore cập nhật thường xuyên nhé!