Home > Cẩm nang công nghệ > Màn hình OLED là gì? Những ưu và khuyết của công nghệ màn hình này?

Màn hình OLED là gì? Những ưu và khuyết của công nghệ màn hình này?

Theo nhiều thông tin mới đây, có vẻ như Apple đang nghiên cứu về công nghệ màn hình OLED. Trước đó, chúng ta thấy những mẫu màn hình OLED xuất hiện trên mẫu Apple Watch của hãng. Vậy liệu màn hình này có điểm gì nổi trội thu hút sự chú ý của họ. Hãy cùng Macstore tìm hiểu ngay sau đây. 

1. Màn hình OLED là gì?

Màn hình OLED  được biết đến là Organic Light Emitting Diodes ( diode phát sáng hữu cơ ). Đây là một trong vật liệu bán dẫn hữu cơ có khả năng phát sáng khi dòng điện chạy qua. Lớp phát sáng này sẽ đặt giữa hai cực của màn hình. 

Màn hình OLED là gì? 

2. Những ưu và khuyết của công nghệ màn hình này

Công nghệ màn hình OLED sở hữu ưu điểm vượt trội trong hiển thị nhưng đồng thời chúng cũng có những nhược điểm khi sử dụng. Cụ thể:

– Ưu điểm: 

Những ưu và khuyết của công nghệ màn hình này

  •  Độ tương phản có thể đạt vô hạn

Màn hình máy có chữa các diode là hỗn hợp của bộ điểm phát sáng đỏ, lục và lam, được sắp xếp theo nhiều cách. Khi dòng điện chạy qua, chúng sẽ phát ra ánh sáng. Vì mỗi pixel độc lập xử lý ánh sáng và màu sắc của nó nên màn hình OLED không cần đèn nền riêng.

Khi nguồn điện không còn tiếp cận nữa, các diode không phát sáng, chúng tắt hoàn toàn không gặp hiện tượng hở sáng như dòng màn hình LCD, IPS. Điều này mang đến độ đen sâu đạt 0 nits. Mặt khác, độ tương phản được tính dựa trên điểm sáng nhất và tối nhất trên màn hinh vậy nên độ tương phản khung màn hình này đạt mức vô hạn với mọi độ sáng màn hình.

  • Màu sắc hiển thị chân thực
Đọc thêm  4 Cách Khóa Trang Cá Nhân Facebook Bảo Vệ Tài Khoản Tốt Nhất

Các bài test đánh giá khả năng hiển thị và độ sắc nét đều cho thấy, màn hình OLED luôn đưa ra những chỉ số ấn tượng hơn rất nhiều. Vậy nên chúng luôn được ưu ái hơn với các nhà tạo lập nội dung, nhiếp ảnh gia, đồ hoạ, thiết kế,….. khi làm việc hàng ngày.

Khả năng phản hồi tức thì là một trong tính năng chỉ có ở khung màn hình này. Các điện tích chạy tốc độ rất nhanh qua các diode phát quang khiến độ trễ màn hình cực thấp. Ngược lại các khung màn hình hiện nay đều có hệ thống đèn nền có độ trễ khá lớn khi sử dụng.

  • Tiết kiệm điện năng: 

Khi sử dụng ở mức độ thông thường màn hình OLED tiết kiệm điện năng hơn khá nhiều so với các loại màn hình khác. Nhưng với cường độ cao hơn, khung màn hình này tiêu tốn điện năng cũng không hề nhỏ.

– Nhược điểm: 

Nhược điểm công nghệ màn hình này

  • Mỏng và dễ vỡ

Việc loại bỏ đèn nền miniLed và các linh kiện giúp chiếc màn hình này mỏng hơn so với LCD. Tuy nhiên điều này khiến chúng mỏng manh và dễ vỡ hơn khi chịu lực tác động mạnh. Một vài giải pháp được đề xuất là gắn thêm khung kim loại hoặc kính cường lực Gorilla Glass.

  • Lưu ảnh và thoái hoá

Hiện tượng lưu ảnh được nhắc đến là một trong nhược điểm vô cùng lớn của màn hình này. Nếu màn hình hiển thị một hình ảnh cố định thời gian lên đến vài tiếng đồng hồ, bạn sẽ thấy chúng sẽ lưu lại trên màn hình dù đã chuyển sang hiển thị hình ảnh khác.

Đọc thêm  Cách lên lịch hẹn giờ tắt và bật máy Mac của bạn

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khoa học tiến bộ hơn – giải pháp được đưa ra là dịch chuyển pixel. Ngoài ra, màn hình OLED có tuổi thọ ngắn hơn các màn hình khác do bản chất các phân tử hữu cơ diode thoái hoá theo thời gian và tác động của tia cực tím. Thường tuổi thọ của chúng khoảng 20.000 -50.000 h

Dù có 3 nhược điểm trên nhưng các chuyên gia nghiên cứu ra rất nhiều biến thể nhằm khắc phục nhược điểm này. Vậy nên các bạn có thể thấy tại sao màn hình OLED vẫn được đánh giá cao đến như vậy.

2. Các loại màn hình OLED trên thị trường

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và khắc phục các nhược điểm vốn có của dòng sản phẩm này, các hãng đã nghiên cứu và ra mắt các biển thể khác để sử dụng trên các dòng thiết bị của họ. Bao gồm:

  • POLED: Chất liệu thuỷ tinh cứng và dễ vỡ thay thế với chất nền có độ đeo tốt hơn có thể gập lại. Đó là chất polymer chống va đạp tốt và mỏng hơn so với màn hình OLED thông thường. Anh em cũng lưu ý màn hình POLED và pOLED hoàn toàn khác nhau. Màn hình pOLED là một sản phẩm khác nhưng có tuổi thọ chưa được tốt khi ra mắt.
  • AMOLED: Màn hình sử dụng mảng bán dẫn TFT để điều chỉnh điện năng tích tụ giúp tăng tuổi thọ khi sử dụng. Không chỉ vậy, màn hình OLED này tiết kiệm điện năng hơn nhiều.
  • Super AMOLED: Một biến thể mà Samsung chế tạo với một lớp cảm ứng nhúng có thể điều chỉnh giúp chúng có thể hiển thị nội dung HDR. Đâu đúng nghĩa là một bản nâng cấp hiên thị.
Đọc thêm  Chi tiết 3 cách xoá ứng dụng trên Macbook

Các loại màn hình OLED trên thị trường

3. So sánh với Màn hình IPS

Mô tả

OLED

iPS

Nguyên lý hoạt động

 Hợp chất hữu cơ phát quang sẽ sáng khi có điện tích chạy qua

Phát sáng gián tiếp thông qua những hạt tinh thể lỏng xếp theo chiều ngang và đèn nền

Độ dày

Mỏng và dễ vỡ khi có tác động

Dày với khả năng chịu tác động tốt

Độ sâu màu đen

Hiển thị màu đen sâu

Có hiện tượng hở sáng ( dimming)

Màu sắc hiển thị

Màu sắc sống động hơn màu thật

Màu giống với vật thể thật

Tuổi thọ

Từ 20,000 giờ tới 50,000 giờ ( Do bị thoái hoá  )

Từ 40,000 giờ tới 100,000 giờ

Lượng điện tiêu thụ

Ít

Nhiều

Giá thành

Khá đắt

Vừa phải

Chúng tôi hy vọng bài viết trên sẽ mang đến những thông tin thú vị và hiểu biết thêm về màn hình OLED. Ngoài ra, các bạn có thể follow Fanpage Macstore chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất. Các bạn có nhu cầu mua Macbook chính hãng có thể ghé qua Macstore – Hệ thống cửa hàng bán lẻ Macbook uy tín chính hãng để trải nghiệm sản phẩm.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x