Home > Thủ Thuật > Máy tính - Laptop - Tablet > Nano Texture Glass là gì?? Mục đích của Apple khi áp dụng công nghệ này vào sản phẩm của họ

Nano Texture Glass là gì?? Mục đích của Apple khi áp dụng công nghệ này vào sản phẩm của họ

Có vẻ như đọc cả cụm bạn sẽ không hiểu gì, mình sẽ chia nhỏ từng từ ra cho các bạn dễ hình dung nhé.

Glass

Hiểu đơn giản là thủy tinh hay đôi khi được sử dụng một cách phổ biến dưới cái tên là kính hay là kiếng. Thủy tinh là tên gọi của một loại chất rắn vô định hình đồng nhất. Khi được đốt nóng chảy, chúng ta có thể dễ dàng tạo cho nó các hình dạng, thiết kế độc nhất mà bạn mong muốn.
Glass trong trường hợp này bạn có thể hiểu nó là thủy tinh được chế tạo thành mặt kính và là một thành phần của màn hình máy tính.

Texture

Nếu bạn là dân thiết kế thì chắc chắn sẽ không còn lạ lẫm gì với khái niệm này.
Texture được hiểu là một dạng ảnh mang hoạ tiết, hiệu ứng giống pattern trong Photoshop, thường được sử dụng để làm background, blend hay hiệu ứng cho hình ảnh trong thiết kế. Thông thường bạn có thể dễ dàng tìm và download miễn phí texture có sẵn trên các trang mạng. 

Trong thực tế, texture có thể được nhìn thấy rất nhiều ở thế giới tự nhiên, bất kì vật gì có bề mặt thì đều có texture theo một tỉ lệ nhất định. Chúng ta có thể bắt gặp texture trên bề mặt của các vật thể tự nhiên hay nhân tạo như thân cây, kim loại, gỗ, da,…

Texture có tác dụng làm tăng màu sắc, chuyển đổi,  tạo những hiệu ứng ảo diệu và ấn tượng riêng biệt cho mỗi thiết kế.
Ảnh dưới sau khi được thêm Texture

Đọc thêm  Đánh giá Surface 3 chi tiết: Cuộc cải cách mạnh mẽ

Nano

Hay còn được gọi chính xác là vật liệu nano là một loại vật liệu được sử dụng cho các ngành công nghiệp liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanômét (nm, 1nm= 10-9 m).
Công nghệ nano là công nghệ xử lý vật chất ở mức nanomet. Công nghệ nano tìm cách lấy phân từ đơn nguyên nhỏ để lắp ráp ra những vật to kích cỡ bình thường để sử dụng. Trong công nghiệp hiện nay, các tập đoàn sản xuất điện tử đã bắt đầu ứng dụng công nghệ nano, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh từ máy nghe nhạc Ipod nano, nano sim đến các con chip, vi mạch điện tử có dung lượng và tốc độ xử lý cực nhanh.

Nano Texture Glass là gì??

Tổng hợp lại những ý ở trên các bạn có thể hiểu Nano Texture Glass đơn giản chỉ là một dạng công nghệ tạo Texture lên mặt kính ở mức nanomet và Apple đã lần đầu tiên áp dụng công nghệ này vào chiếc màn hình Pro Display XDR của họ và gần đây nhất là iMac 27 inch 2020 được âm thầm rao bán ngày 04-08 vừa qua.
Họ sử dụng công nghệ này để tạo ra những đường rãnh hay lỗ siêu nhỏ ở mức nano trên bề mặt kính với nhiệm vụ là làm lệch hướng các tia sáng đi vào màn hình và hắt ra xung quanh không đi vào mắt người ngồi trước màn hình để phục vụ cho việc chống chói mắt và mỏi mắt khi làm việc lâu trước màn hình.

Mô tả ánh sáng được các “nano texture” lái đi chỗ khác thay vì hắt vào mắt người ngồi đối diện.

Đọc thêm  Cách khởi động MacBook ở chế độ Internet Recovery

Tức là nếu bạn để màn hình này trong các môi trường ánh sáng phức tạp, không kiểm soát được thì công nghệ này giúp bạn giải quyết được vấn đề, giải quyết được bao nhiêu thì mình chưa thử nên chưa biết. Đại loại nó là màn hình chống chói.
Công nghệ này giúp người dùng sử dụng màn hình để xem tốt hơn trong các điều kiện ánh sáng khác nhau, chẳng hạn như phòng sáng hoặc ánh sáng mặt trời gián tiếp. Kết quả là màn hình sẽ cho độ phản chiếu cực thấp và ít chói trong khi vẫn duy trì chất lượng hình ảnh và độ tương phản, giúp màn hình vẫn giữ được chất lượng hiển thị trong khi hiện tượng phản chiếu được giữ ở mức thấp nhất
(Theo như Apple cho biết vì ở mức nano nên việc chống chói không làm giảm chất lượng hình ảnh, độ tương phản, độ sáng…)
Đó là tất cả những gì mình tìm hiểu được thôi chứ thực hư ra sao thì mình vẫn chưa có cơ hội được sờ vào hiện vật để trải nghiệm thử vì làm gì có đủ lúa đâu mà mơ mộng.

Tuy nhiên khi sử dụng màn hình áp dụng công nghệ này các bạn sẽ không thể vệ sinh theo cách thức thông thường được. Khi giới thiệu tới người dùng Pro Display XDR, Apple khuyến cáo chỉ sử dụng một chiếc khăn đặc biệt họ cung cấp trong hộp để lau màn hình, không được dùng khăn, vải khác. Và đặc biệt là không dùng nước hay các hoá chất gì khác để lau màn hình. Nên là nếu có lỡ làm mất khăn là lại phải xì lúa ra để Apple cấp cho cái khăn khác, mặc dù chưa biết giá bao nhiêu nhưng có thể sẽ làm bạn khóc thét lên đấy

Đọc thêm  Cách phát hiện ứng dụng theo dõi người dùng trên iPhone

Và một điều nữa là cái giá bạn phải trả thêm để sử dụng màn hình sở hữu công nghệ này cũng khá là chát. Lượn lờ một vòng thì trường trong nước các bạn sẽ thấy Pro Display XDR bản thường và bản Nano chênh nhau ít nhất gần 30 triệu.
Mới đây nhất Apple cũng trình làng iMac 27 inch 2020 với tùy chọn thêm màn hình công nghệ Nano Texture Glass với giá 500 đô la Mẽo. Nhưng đây chỉ là giá trên hãng chứ về Việt Nam thì chưa biết nó sẽ cấp số nhân lên bao nhiêu lần đâu nhé.

Để biết thêm thông tin chi tiết về iMac 27 inch 2020 mới của Apple, các bạn tham khảo thêm trong bài viết này nhé: iMac 27 inch 2020

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có bất cứ câu hỏi nào hãy để lại ở bên dưới phần bình luận nhé!!