Tình trạng máy tính tự tắt đột ngột là một lỗi khá thường gặp khi sử dụng PC cũng như laptop. Nguyên nhân xảy ra vấn đề này do rất nhiều yếu tố gây nên.
Bài viết này sẽ cho bạn biết nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính bị tắt đột ngột.
Video Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính tự tắt đột ngột
Nội dung chính
- 1 1. Kiểm tra nguồn điện
- 2 2.Tắt Fast Startup (Khởi động nhanh)
- 3 3. Cập nhật Driver cho bo mạch chủ
- 4 4. Kiểm tra nhiệt độ hệ thống
- 5 5. Cập nhật BIOS
- 6 6. Kiểm tra xem máy tính có bị nhiễm virus không
- 7 7. Kiểm tra xem có sự cố nào với hệ điều hành không
- 8 8. Kiểm tra tốc độ CPU
- 9 9. Kiểm tra RAM có lỏng không
- 10 10. Kiểm tra card màn hình
- 11 11. Kiểm tra Mainboard
- 12 11. Lưu ý khi sử dụng laptop
1. Kiểm tra nguồn điện
Đôi khi máy tính tự tắt là do nguồn điện, hãy thử kiểm tra tổng thể các nguồn điện vào.
- Kiểm tra nguồn điện 220V cấp vào, thử với nguồn cấp 220V khác.
- Kiểm tra các dây nguồn kết nối với thiết bị, thay đổi dây nối khác.
- Kiểm tra PSU trên PC hoặc Adapter của laptop, thay đổi PSU hoặc Adapter để kiểm tra.
2.Tắt Fast Startup (Khởi động nhanh)
Fast Startup là tính năng khởi động nhanh trên Windows. Nó giúp máy tính khởi động nhanh hơn so với khởi động bình thường.
Fast Startup đôi lúc có thể là nguyên nhân của lỗi máy tính tự tắt nguồn. Hãy thử kiểm tra xem nó có được bật không?
Làm theo hướng dẫn dưới đây để kiểm tra và tắt nó đi.
- Bước 1: Mở Control Panel.
Tìm và mở Control Panel từ thanh tìm kiếm của Windows.
- Bước 2: Mở Power Options.
Trong Control Panel hãy chỉnh chế độ xem về Large icons, sau đó chọn Power Options.
- Bước 3: Mở thẻ Choose what the power buttons do.
Trong giao diện Power Options hãy chọn thẻ Choose what the power buttons do phía bên trái.
- Bước 4: Mở tùy chỉnh Shutdown settings.
Nhấn vào Change settings that are currently unavailable để có thể tùy chỉnh Shutdown settings ở phía dưới giao diện.
- Bước 5: Tắt Fast Startup.
Trong tùy chỉnh Shutdown settings hãy kiểm tra phần Turn on fast startup, nếu nó được chọn hãy bỏ chọn và nhấn Save changes để lưu.
3. Cập nhật Driver cho bo mạch chủ
Việc thiếu 1 số Driver quan trọng cũng có thể dẫn đến tình trạng máy tính bị tắt đột ngột. Hãy thử một vài cách cập nhật Driver cho bo mạch chủ sau đây.
3.1 Cập nhật tự động bằng Windows Update
Windows Update có thể quét tìm và cập nhật Driver bị thiếu trên bo mạch của bạn. Để thực hiện các bạn làm theo cách sau.
- Bước 1: Mở Windows Update settings
Từ thanh tìm kiếm của Windows, tìm và mở Windows Update settings.
- Bước 2: Bật Windows Update.
Trong giao diện Windows Update hãy nhấn Check for updates để Windows Updates tìm các bản vá và Driver còn thiếu cập nhật cho máy tính của bạn.
- Lưu ý: Có thể bạn sẽ được yêu cầu khởi động lại máy tính 1 hoặc vài lần để Windows Update hoàn thành cập nhật các bản vá và Driver.
3.2 Cập nhật Driver bằng phần mềm Driver Booster
Bạn cũng có thể cài đặt Driver qua phần mềm hỗ trợ như Driver Booster hoặc các phần mềm khác tương tự. Ở đây mình hướng dẫn các bạn sử dụng Driver Booster vì nó miễn phí và khá dễ dàng sử dụng.
Tải phần mềm
Link tải phần mềm: Link trang chủ
Các bạn truy cập link và kéo xuống dưới và nhấn vào Free Download để tải phần mềm về. File tải về sẽ có tên là driver_booster_setup.exe
Cài đặt phần mềm
Các bạn mở file driver_booster_setup.exe vừa tải về và tiến hành cài đặt theo hướng dẫn như hình.
Sử dụng phần mềm
- Bước 1: mở phần mềm
Bạn có thể mở phần mềm Driver Booster từ Shortcut của ứng dụng trên Desktop, hoặc tìm và mở phần mềm từ thanh tìm kiếm của Windows.
- Bước 2: quét Driver
Nhấn vào SCAN ở giao diện phần mềm để phần mềm bắt đầu quét tìm Driver thiếu của máy tính.
- Bước 3: Update Driver
Khi phần mềm thực hiện quét Driver xong sẽ xuất hiện 1 danh sách các Driver thiếu của máy tính. Bạn sẽ chọn Driver cần cài đặt và nhấn vào Update để phần mềm tiến hành tải và cài đặt.
Tiếp theo bạn nhấn OK để đồng ý cho phần mềm tiến hành tải và cài đặt Driver
Việc tải và cài đặt sẽ được phần mềm tự động thực hiện. Sau khi cài đặt xong Driver có thể Windows sẽ yêu cầu bạn khởi động lại.
3.3 Cập nhật Driver từ trang chủ
Nếu bạn là người dùng chuyên nghiệp, bạn cũng có thể truy cập trang chủ của Microsoft, tìm và tải driver thích hợp cho máy tính của mình và tiến hành cài đặt.
4. Kiểm tra nhiệt độ hệ thống
Hầu hết các máy tính ngày nay đều được thiết kế tự động tắt khi nhiệt độ các bộ phận bên trong quá cao. Bạn nên kiểm tra quạt máy tính xem nó có hoạt động quá mạnh hay không.
Hoặc bạn cũng có thể kiểm tra nhiệt độ máy tính theo bài hướng dẫn của Macstore.
Nếu nhiệt độ của máy tính quá nóng hãy thử dùng 1 vài cách xử lý sau đây.
Đối với PC
- Kiểm tra các khe tản nhiệt xem có bị bịt kín không. Hãy đảm bảo các khe tản nhiệt được thông thoáng.
- Vệ sinh bụi bẩn bên trong máy bằng thiết bị chuyên dụng.
- Khởi động máy tính và kiểm tra trong khi vẫn mở nắp Case máy tính. Việc này giúp bạn dễ nhận biết các bất thường bên trong máy khi máy đang hoạt động và bị tắt đột ngột
Đối với Laptop
- Kiểm tra các khe tản nhiệt, hãy giữ các khe tản nhiệt của laptop được thông thoáng. Không đặt laptop lên mền, gối để sử dụng, việc này sẽ làm ngẽn các khe tản nhiệt.
- Bạn có thể sử dụng đế tản nhiệt rời để làm giảm độ nóng của laptop.
- Vệ sinh và thay keo tản nhiệt định kỳ sẽ giúp laptop của bạn hoạt động tốt hơn. Trong trường hợp laptop của bạn quá nhiều bụi bẩn hãy mở ra và làm vệ sinh bên trong. Keo tản nhiệt cũng là 1 tác nhân gây nóng máy, hãy thay keo tản nhiệt định kỳ.Nếu bạn không am hiểu về việc vệ sinh laptop và thay keo tản nhiệt thì hãy đem đến các trung tâm chuyên nghiệp để được xử lý.
5. Cập nhật BIOS
Nâng cấp BIOS cho máy tính có thể giúp hệ thống của bạn khởi động nhanh hơn, khắc phục được một số vấn đề về tương thích và cải thiện hiệu suất. Việc cập nhật BIOS không chính xác có thể dẫn đến máy tính của bạn bị lỗi.
Hãy chắc chắn rằng việc cài đặt BiOS bạn thật sự am hiểu, hoặc bạn có thể đến những trung tâm chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
6. Kiểm tra xem máy tính có bị nhiễm virus không
Máy tính bị nhiễm virus cũng có thể dẫn đến tình trạng máy tính bị tắt đột ngột. Virus sẽ sử dụng tài nguyên của máy bạn quá nhiều, làm quá tải hệ thống và gây tắt máy.
Nếu bạn nghĩ rằng máy tính của mình bị nhiễm virus thì hãy tải những phần mềm diệt virus chuyên nghiệp về và quét toàn bộ hệ thống.
7. Kiểm tra xem có sự cố nào với hệ điều hành không
Lỗi hệ điều hành Windows cũng có thể dẫn đến tình trạng laptop tự động tắt nguồn. Để kiểm tra xem có phải máy tính bị lỗi hệ điều hành không bạn thực hiện như sau.
- Bước 1: Khởi động lại máy và truy cập vào BIOS. Để truy cập vào BIOS bạn cần nhấn phím F1-F12 tùy theo từng loại máy khi bắt đầu khởi động.
- Bước 2: Sau khi truy cập BIOS hãy để máy tự hoạt động. Để 1 thời gian nếu máy không bị tắt thì máy tính của bạn đã bị lỗi hệ điều hành. Bạn cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành.
8. Kiểm tra tốc độ CPU
Tốc độ CPU là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến máy tính tự tắt khi đang sử dụng. Để kiểm tra, bạn có thể thử bật máy tính lên, không chạy bất cứ phần mềm nào, quan sát xem máy có tiếp tục tự tắt hay không.
Nếu máy chỉ tự tắt khi bạn sử dụng bất kỳ một chương trình nào, thì khả năng cao là do CPU chạy đến một tốc độ nhất định rồi ngừng lại khiến máy tính tự tắt. Bạn có thể khắc phục lỗi CPU quá tải này theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Mở Control Panel.
Tìm và mở Control Panel từ thanh tìm kiếm của Windows.
- Bước 2: Mở Power Options.
Trong Control Panel hãy chỉnh chế độ xem về Large icons, sau đó chọn Power Options.
- Bước 3: nhấn vào Change plan settings
- Bước 4: nhấn vào Change advanced power settings
- Bước 5: Bảng Power Options hiện ra, hãy di chuyển xuống dưới tìm và nhấn vào mục Processor power management. Tiếp tục nhấn vào mục Maximum processor state để hiện phần On battery và Plugged in.
Bạn hãy so sánh giá trị Max Speed của CPU và tốc độ khi máy tắt để có con số cụ thể sau đó thiết lập các thông số On battery và Plugged in cho phù hợp. Sau đó nhấn OK để lưu.
9. Kiểm tra RAM có lỏng không
Ram là 1 bộ lưu trữ tạm trên máy tính, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu chân Ram bị lỏng, tiếp xúc kém với Mainboard có thể dẫn đến tình trạng máy tính tự tắt.
Bạn nên kiểm tra xem Ram có lỏng không, tiếp xúc với Mainboard có ổn không, và vệ sinh Ram bằng dụng cụ chuyên dụng.
10. Kiểm tra card màn hình
Card màn hình là 1 bộ phận quan trọng trên máy tính, card màn hình hoạt động không tốt sẽ dẫn đến các lỗi không mong muốn trên máy tính. Một trong những lỗi đó là nó làm máy tính bị tắt đột ngột khi đang sử dụng.
Để khắc phục lỗi này bạn kiểm tra card màn hình đúng với mẫu card VGA trên Windows chưa. Hoặc nâng cấp Driver card màn hình lên phiên bản mới nhất.
11. Kiểm tra Mainboard
Bạn sử dụng máy tính trong thời gian dài, môi trường làm việc có nhiệt độ cao cùng dòng điện tăng đột ngột sẽ làm cho các tụ trên bo mạch chủ mainboard bị phồng lên, rỉ sét dần và hoạt động kém đi.
11. Lưu ý khi sử dụng laptop
Sau khi đã kiểm tra các lỗi trên, để tránh tình trạng laptop bị tắt đột ngột những lần tiếp theo. Bạn nên lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng laptop:
- Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra laptop định kỳ
- Hạn chế đặt laptop trên các bề mặt không thông thoáng như mền, nệm,..
- Dọn rác, quét virus cho laptop định kỳ bằng các phần mềm hoặc tham khảo bài viết sau đây
- Không sử dụng laptop khi nhiệt độ máy quá nóng, bạn có thể sử dụng phần mềm để theo dõi nhiệt độ
Nguyên nhân này cũng khiến cho máy tính tự tắt đột ngột nhiều lần. Chính vì vậy, giải pháp duy nhất là bạn phải nghĩ đến việc thay thế một mainboard mới cho máy tính của mình.