Mac Studio sở hữu một thiết kế mới trông “hầm hố” hơn so với dòng Mac mini vốn có thiết kế nhỏ gọn. Tổng thể Mác Studio sẽ vẫn được hoàn thiện từ chất liệu nhôm tái chế 80% thân thiện với môi trường, kích cỡ 19.6 x 19.6 x 9.4cm, tức là dày hơn tương đối so với Mac mini M1 hiện tại. Điều này là để Apple có thể trang bị hệ thống tản nhiệt hiệu quả hơn nhằm đáp ứng phần cứng mạnh mẽ.
Sản phẩm có hai tùy chọn chip xử lý là M1 Max hoặc M1 Ultra. Trong đó, bản dùng chip M1 Max được hãng khẳng định có hiệu suất CPU nhanh hơn 50% so với mẫu Mac Pro dùng chip Xeon 16 lõi, nhanh hơn 2,5 lần so với iMac dùng Core i9 10 lõi.
Apple tung ra phiên bản Mac Studio với chip M1 Ultra, cho hiệu năng thậm chí còn mạnh mẽ hơn so với con chip M1 Max. Với M1 Ultra, bộ nhớ RAM tối đa lên tới 128GB và bộ nhớ SSD lên tới 8TB.
M1 Ultra cũng là chip mạnh nhất từng được Apple công bố. Vi xử lý này chứa CPU 20 nhân, GPU tối đa 64 nhân, hỗ trợ bộ nhớ RAM tối đa 128 GB và hiệu suất cao hơn gần tám lần so với chip M1 đời đầu. Trong khi đó, M1 Max chứa 10 nhân CPU, từng được Apple công bố cùng MacBook Pro 16 inch 2021.
Máy tính hỗ trợ Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.0, thiết kế mới cũng cho phép Apple trang bị thêm nhiều cổng kết nối hơn cho Mac Studio. Ở mặt trước, Mac Studio trang bị 2 cổng USB-C Thunderbolt 4, khe cắm thẻ nhớ SD. Mặt sau gồm 4 cổng USB-C Thunderbolt 4, cổng mạng Ethernet 10Gbps, 2 cổng USB-A, HDMI và jack cắm tai nghe.
Ngoài cấu hình mạnh, Mac Studio cũng là một trong những máy tính nhỏ gọn nhất của Apple, với chiều dày 9,5 cm, dài và rộng 19,7 cm. Hãng khẳng định thiết bị tương thích với hầu hết các màn hình và có thể hoạt động một cách yên tĩnh bất chấp các tác vụ nặng. Cùng với Mac Studio, Apple cũng công bố màn hình Studio Display giá 1.600 USD.
Với cấu hình khủng, mức giá khởi điểm của Mac Studio cũng không hề rẻ. Mac Studio có giá khởi điểm 1.999 USD cho bản M1 Max và 3.999 USD cho bản M1 UIltra. Người dùng khi mua máy sẽ tự chọn cấu hình gồm chip, RAM, bộ nhớ trong.
Phiên bản dùng chip M1 Ultra có các tùy chọn GPU 48 hoặc 64 nhân, RAM 64 hoặc 128 GB, bộ nhớ từ 1 TB đến 8 TB. Tùy chọn cấu hình cao nhất sẽ có giá 7.999 USD. Đặt hàng ngay hôm nay và nhận máy vào 18/3.
Mac Studio có phiên bản sử dụng chip M1 Ultra với 20 nhân CPU, giá từ 4.000 đến 8.000 USD.
Chỉ từ cấu hình phần cứng ta đã có thể mường tượng ra được hiệu suất của Mac Studio sẽ mạnh đến nhường nào. Trong rất nhiều thử nghiệm, phiên bản M1 Max đã cho thấy nó có khả năng sánh ngang với Macbook Pro 14 inch M1 và Macbook Pro 16 inch M1, còn phiên bản M1 Ultra, nó thậm chí bỏ xa cả 2 chiếc kia.
Khi chạy các ứng dụng đồ hoạ trên Mac Studio, tất cả đều hoạt động đặc biệt tốt. Ví dụ trong Photoshop, các bức ảnh độ phân giải cao chỉ cần vài giây là đã được tải lên hoàng chỉnh và các hiệu ứng, bộ lọc hoạt động gần như ngay lập tức.
Các lõi Neural Engine của M1 Max và M1 Ultra cũng cho phép Mac Studio sử dụng trí tuệ nhân tạo và machine learning của Photoshop, giúp những công việc từng là tẻ nhạt và tốn thời gian trở nên nhanh chóng và đơn giản.
Mac Studio cũng ứng phó tốt với các phần mềm chỉnh sửa video phức tạp như Final Cut Pro, các tệp độ phân giải 8K không hề làm khó được nó. Về cơ bản, trừ khi bạn cần xử lý hoạt hình 3D cấp độ Pixar, còn không, Mac Studio có đủ sức mạnh để thực hiện bất cứ yêu cầu nào.
Khi ra mắt Mac Studio, Apple đã mạnh dạn tuyên bố rằng dòng thiết bị này nhanh hơn hơn 50% so với MacBook Pro 13 inch chạy chip M1, cung cấp tốc độ đồ họa nhanh hơn 3.4 lần iMac mạnh nhất, đồng thời cũng nhanh hơn 80% so với Mac Pro chạy chip Intel Xeon 28 lõi và có thể hỗ trợ tối đa 18 luồng video 8K ProRes.
Tất nhiên, các thông số được Apple đề cập bên trên đều được thực hiện trên Mac Studio chạy chip M1 Ultra mạnh nhất tính đến thời điểm hiện tại. Chìa khóa quan trọng khiến Apple xây dựng thành công M1 Ultra là kiến trúc Ultra Fusion kết hợp hai chip M1 Max riêng biệt thành một SoC duy nhất.
Cách xây dựng này cũng giúp M1 Ultra tăng gấp đôi toàn bộ các thông số từng có trên M1 Max, gồm CPU 20 lõi, GPU 64 lõi, Neural Engine 32 lõi và RAM lên đến 128GB, hứa hẹn cung cấp hiệu suất nhanh hơn gấp 8 lần so với M1 tiêu chuẩn.
Apple cũng nhấn mạnh rằng M1 Ultra cung cấp hiệu suất CPU “tốt hơn PC 16 lõi” nhưng tiêu thị ít hơn 100W (điện năng), đồng thời cũng ít phát ra tiếng ồn và tản nhiệt hiệu quả hơn.
Theo cảm nhận chủ quan, Mac Studio không gặp bất kì khó khăn gì khi cung cấp năng lượng cho các công việc hàng ngày và có vẻ như tuyên bố từ Apple là hoàn toàn có căn cứ, ngay cả khi mở hơn 30 tab trong Chrome, nhiều video 4K và nghe Apple Music, chiếc máy workstation này vẫn có thể chạy một cách hoàn toàn mượt mà.
Khi thực hiện cùng lúc nhiều thao tác trong Final Cut Pro, Adobe After Effects, Lightroom và Logic Pro, Mac Studio vẫn không gặp phải bất kỳ một vấn đề đáng chú ý nào.
Các bài kiểm tra điểm chuẩn hiệu năng cho kết quả cao ngút ngàn của Mac Studio cũng cho thấy thiết bị này thật sự xứng đáng với giá tiền và đủ mạnh để đáp ứng kỳ vọng của các chuyên gia sáng tạo chuyên nghiệp được Apple nhắm đến.
Cụ thể hơn, trong Geekbench 5, Mac Studio chạy M1 Max đạt điểm đơn và đa lõi lần lượt là 1798 và 12822. Trong khi đó, Mac Studio chạy chip M1 Ultra được hãng hứa hẹn nhiều hơn đạt kết quả lần lượt là 1786 và 23778. Để so sánh, mức hiệu năng của Mac Studio chạy M1 Max bỏ xa nhiều đối thủ trong phân khúc, chẳng hạn như Alienware Aurora R13 (Intel Core i7-12700KF thế hệ thứ 12, GeForce RTX 3080, RAM 32 GB) có kết quả đa lõi 15329 trong cùng một bài test, HP Omen 45L15924 và cả Origin Millennium (2022) 18096.
Mac Studio w/ best M1 Ultra | Origin Millennium | Alienware Aurora R13 | HP Omen 45L | |
Geekbench 5.4 multi-core CPU | 23931 | 18096 | 15329 | 15924 |
Geekbench 5.4 single-core CPU | 1792 | 1918 | 1837 | 1912 |
Handbrake video encode test | 3:55 | 3:22 | 3:52 | 3:39 |
Cinebench cũng tiết lộ những con số tương tự. Phiên bản M1 Max đạt 1535 điểm đơn lõi và 12389 điểm đa lõi, phiên bản M1 Ultra có kể quả lần lượt là 1535 và 24210.
Trong bài kiểm tra tốc độ đĩa Blackmagic, Mac Studio đạt tốc độ đọc trung bình là 5351.96 MB / s và tốc độ ghi trung bình là 6319.63 MB / s, nhanh hơn một chút so với MacBook Pro 16 inch M1 Max có kết quả đọc và ghi lần lượt là 5314.6 MB / giây và 5564.5 MB / giây.
Trong Wild Life Extreme của 3Dmark, Mac Studio đạt số điểm trung bình là 35111 và tốc độ trung bình là 210.3 fps, tốt gần gấp đôi so với Macbook Pro M1 Max.
Trong Final Cut Pro, thử nghiệm xuất các video khác nhau cho mức hiệu suất khác nhau nhưng không đáng lo ngại bởi mức hiệu năng khó có thể đồng bộ do vẫn còn phụ thuộc vào chất lượng của mỗi video.
Khi xuất video 4K dài một giờ dưới dạng Apple compatible, cả hai phiên bản Mac Studio mất khoảng 18 phút. Khi xuất video không nén dài 16 phút trong Apple ProRes, Mac Studio M1 Ultra cần 14 giây, trong khi M1 Max cần 30 giây.
Cuối cùng, với thử nghiệm mã hóa video 8K không nén từ Apple ProRes, Mac Studio M1 Max mất 5 phút 4 giây, trong khi M1 Ultra mất 4 phút 42 giây. Nhìn chung, các kết quả này đều đánh bại Nvidia 3090 như Apple đã cam kết trước đó.
Thật không may, vì nhiều trò chơi PC hay nhất hiện nay không được tối ưu hóa cho chip silicon của Apple nên trên Mac Studio, người dùng có thể sẽ phải tạm chấp nhận hiện thực đó. Tuy nhiên, người dùng Mac Studio sẽ có quyền truy cập vào vô số trò chơi trên App Store của Apple, bao gồm cả trong Mac App Store và iOS / iPadOS App Store.
Trong một vài bài test game, Mac Studio với M1 Ultra không gặp bất kỳ một khó khăn nào khi thiết lập đồ họa nâng cao, vẫn cho tốc độ trung bình từ 30 – 70 fps trong các tựa game Steam như Crusader Kings III, Pathfinder: Wrath of the Ri Right và Total War. Đây vốn không phải là tốc độ quá ấn tượng, nhưng đủ tốt để khiến Studio trở thành một PC gaming khá ổn.
Apple đã làm rất tốt khi trang bị cho Mac Studio đầy đủ các cổng kết nối mà những chuyên gia sáng tạo yêu cầu.
Ở mặt sau, Mac Studio được trang bị 4x cổng Thunderbolt 4, 2x cổng USB-A, 1x cổng HDMI, 1x cổng Ethernet 10GB và 1x giắc âm thanh 3.5 mm. Ngoài ra còn có một vị trí để cắm cáp nguồn và nút nguồn. Song, nhiều đánh giá nhận định rằng nút nguồn của Mac Studio khá nhỏ và hơi khó để ấn từ phía trước.
Ở mặt trước, Apple trang bị đầu đọc thẻ SDXC và một cặp cổng USB-C hoặc một cặp cổng Thunderbolt 4 tùy theo con chip bên trong. Mac Studio chạy M1 Max khả dụng với hai cổng USB-C, trong khi Mac Studio chạy M1 Ultra đi kèm với 2 cổng Thunderbolt 3. Mặc dù cả hai tùy chọn này đều hữu dụng và đều được đặt ở vị trí dễ ghép nối, nhưng Thunderbolt 4 trên Mac Studio linh hoạt và hỗ trợ nhiều tính năng hơn (tốc độ băng thông cao, tốc độ truyền nhanh, cho phép kết nối nhiều màn hình,…)
Apple cũng đã tân trang cho Mac Studio nhiều lựa chọn cổng kết nối: 4 cổng Thunderbolt 4, 1 cổng Ethernet 10Gbps, 2 cổng USB-A, 1 cổng HDMI và cổng 3.5 mm ở mặt sau. Ở mặt trước, có 2 cổng USB-C và một khe cắm thẻ nhớ SD.
Với hiệu năng cao như vậy, Apple cũng tập trung vào khả năng tản nhiệt trên Mac Studio. Với trang bị những lỗ thoát khí bên dưới máy sẽ hút khí mát vào, sau đó chúng sẽ được đẩy đi xung quanh máy nhờ vào 2 cánh quạt lớn được trang bị bên trong cuối cùng luồng khí nóng sẽ được đẩy ra phía sau thông qua 4000 lỗ thoát khí.
CÔNG TY TNHH TM MACSTORE – TRUNG TÂM MUA SẮM MAC – LAPTOP UY TÍN